Các chiến dịch phân loại rác thải tại nguồn đang được triển khai quyết liệt hơn bao giờ hết trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đây được xem là một trong những giải pháp hàng đầu giảm áp lực lên môi trường khi tình trạng ô nhiễm đáng báo động hiện nay. Tuy nhiên, những bước đầu tiên đang được thực hiện còn vấp phải nhiều khó khăn khi chưa có một hướng dẫn cụ thể. Vậy đâu là giải pháp phân chia rác thực sự hiệu quả?
Phân loại rác thải tại nguồn là gì?
– Là quá trình phân tách chất thải (cụ thể là chất thải rắn) ngay tại nguồn gốc phát sinh
– Giải pháp này nhằm mục đích tách rác thành các nhóm riêng biệt, căn cứ dựa vào đặc tính, khả năng tái chế và quy trình xử lý của chất thải
– Thường được phân chia thành các nhóm rác thải sau:
- Rác hữu cơ
- Rác tái chế
- Rác nguy hại
- Rác không tái chế (hay rác còn lại)
– Tuy nhiên, phụ thuộc vào nguồn rác thải mà chúng có thể được phân biệt và được gọi với nhiều cách khác nhau
Ý nghĩa của giải pháp phân loại rác thải tại nguồn
– Thực hiện công tác phân loại chất thải không phải là một phương pháp mới mà đã được triển khai ở nhiều nước
– Tại Châu Á, phân rác đã được thực hiện ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc,…
– Và hiện tại ở Việt Nam, phân loại chỉ mới được triển khai trong những năm gần đây và hiện chưa có hướng dẫn cụ thể
– Thực hiện phân loại rác tại nguồn có mang một ý nghĩa quan trọng. Nó giúp:
1. Giảm ô nhiễm môi trường
– Ngăn chặn các hoạt động tiếp tục đổ các loại chất thải tổng hợp ra môi trường
– Làm giảm sự tiêu cực từ rác ảnh hưởng môi trường không khí, nước, đất
2. Quản lý rác thải hiệu quả
– Làm giảm áp lực lên đơn vị thu gom giảm thời gian thu gom – vận chuyển – xử lý
– Xây dựng phương án xử lý rác phù hợp theo từng loại, nâng cao hiệu suất
– Tối ưu nguồn chi phí ngân sách, sử dụng kinh phí hiệu quả để phát triển kinh tế đồng đều
3. Tận dụng nguồn tài nguyên tái chế
– Tách biệt các nhóm rác sử dụng cho mục đích tải chế tăng hiệu quả tái chế đúng mục đích
– Tạo điều kiện tái sử dụng và tái tạo nguồn nguyên liệu có ích
– Giảm tiêu thụ tài nguyên tự nhiên, tiết kiệm năng lượng và tạo nguồn nguyên liệu mới
4. Thay đổi hành vi, nâng cao ý thức
– Góp phần tăng nhận thức cần phân loại rác trong cộng đồng, dần hình thành thói quen
– Khuyến khích mọi người tiết kiệm hơn, chú trọng giảm thiếu rác
– Hướng người dùng lựa chọn sử dụng nhiều hơn sản phẩm thân thiện với môi trường
5. Bảo vệ sức khỏe
– Tách nhóm chất thải sinh hoạt có mức độ nguy hiểm nguy hại để xử lý riêng
– Ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn từ chất thải nguy hại ảnh hướng đến sức khỏe cộng đồng
Hướng dẫn chi tiết cách phân loại rác thải tại nguồn các khu vực
Phân loại rác thải tại bệnh viện
– Bệnh viện và các cơ sở y tế nói chung là một trong những lĩnh vực nhất định phân loại rác y tế bởi mức độ gây nguy hiểm cao
– Nơi đây tiếp xúc trực tiếp với chất thấm dính, dịch, virus, vi sinh vật gây bệnh.
– Sẽ trở thành nguồn cơ lây nhiễm nếu không được phân loại đúng cách
– Những vị trí nên đặt bảng hướng dẫn phân loại rác thải y tế trong bệnh viện:
- khu vực đại sảnh quầy tiếp đón
- khu vực phòng chờ đợi
- khu vực làm việc của cán bộ nhân viên chức
- khu vực gần nơi đặt thùng rác (đặt trên đầu thùng ngang tầm mắt)
- khu vực phòng đào tạo
– Quản lý, thu gom và phân loại chất thải trong khuôn viên y tế – bệnh viện tuân thủ theo thông tư y tế mới nhất, quy định màu thùng và túi chứa:
- Thùng và túi rác màu vàng dùng chứa chất thải lây nhiễm
- Thùng và túi rác màu đen dùng chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Thùng và túi rác màu xanh dùng chứa chất thải rắn thông thường
- Thùng và túi rác màu trắng dùng chứa chất thải rắn thông thường tái chế
>> Xem chi tiết hướng dẫn phân loại chất thải y tế theo thông tư [MỚI NHẤT]
Phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà, hộ gia đình
– Các loại chất thải sinh hoạt tại gia được định hướng pháp triển mô hình phân loại rác tái nguồn tiếp theo
– Theo luật bảo vệ môi trường năm 2020 muộn nhất đến 31/12/2024 phải phân loại rác tại nguồn và nghị định 45/2022 NĐ-CP xử phạt khi không phân loại
– Theo đó, chất thải sinh hoạt hộ gia đình được phân 5 loại rác thải như sau:
- Rác thải hữu cơ: gồm rau, củ, quả, vỏ, lá, cây, hoa, phần tải bỏ sau sơ chế, thức ăn thừa,…
- Rác thải rắn tái chế: gồm giấy, báo, tờ rơi, carton, bìa, bao bì nhựa, hộp, túi, kim loại,…
- Rác thải nguy hại: gồm bao bì thuốc BVTV, chai lọ chứa hóa chất, bình xịt, bóng đèn, nhiệt kế,… (không để chung với ác quy, pin)
- Rác thải cồng kềnh: gồm giường, tủ, kệ, tivi,…
- Rác thải khác còn lại (vô cơ): gồm tả, bỉm, BVS, quần áo, vảo, giày, dép, thùng xốp,..
– Tùy theo quy định của từng địa phương, màu sắc thùng rác sẽ có ý nghĩa riêng hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chức năng
– Các màu thùng đựng rác sử dụng: xanh lá, xanh dương, cam, vàng, đỏ, xám, trắng, đen
– Cần có hướng dẫn cụ thể việc phân loại rác tại nguồn trong gia đình, và bảng chỉ dẫn cần được dán ở:
- khu vực thu gom rác tập trung
- khu vực sân chơi công cộng
- khu vực bản thông tin
Phân loại rác thải tại trường học
– Đây có lẽ là một trong những ‘trọng điểm’ cần triển khai hoạt động phân loại chất thải
– Nó đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục và tạo dựng ý thức từ gốc rễ, bền vững trong tương lai
– Nơi đặt biểu đồ hướng dẫn trong khuôn viên trường:
- khu vực sân chơi
- khu vực ăn uống
- khu vực lớp học
- khu vực nhà vệ sinh
- bàn tiếp phụ huynh hoặc bảng thông tin
– 3 loại rác thải cần phân loại tại trường học và loại thùng chứa gồm:
- Thùng rác hữu cơ màu xanh: chứa thức ăn thừa, lá cây, vỏ rau củ quả,…
- Thùng rác vô cơ màu cam/đỏ: rác không tái chế như các loại vỏ, sành, sứ, thủy tinh,…
- Thùng đựng rác tái chế màu vàng: chứa chai – cốc – lọ nhựa, giấy báo, nilong, lon,..
Phân loại rác thải tại nguồn ở công ty, cơ quan
– Thực hiện phân loại tại nơi làm việc cũng góp phần tăng mức độ hiệu quả của quá trình thu gom, tái chế và xử lý
– Chất thải từ cơ quan, công ty công sở cũng thuộc nhóm sinh hoạt nên tiến trình thực hiện tương tự như trên
– Cần đảm bảo đặt ở vị trí thuận tiện dễ thấy dễ bỏ rác và đủ lượng thùng phân 4 loại rác:
- Thùng đựng rác hữu cơ
- Thùng đựng rác giấy và nhựa
- Thùng đựng rác kim loại
- Thùng đựng rác còn lại không tái chế
Phân loại rác thải trong khách sạn
– Bên cạnh các hoạt động đời sống, nhà hàng khách sạn cũng phát sinh một lượng rác thải không ít
– Thuộc nhóm ngành dịch vụ, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, phân nhóm chất thải trong khách sạn giúp bảo vệ môi trường, và vừa làm tăng sự hài lòng của khách hàng
– Có thể đặt bảng hướng dẫn phân loại chất thải ở điểm phổ biến như:
- khu vực tiếp nhận rác thải
- khu sinh hoạt chung, nơi thường tiếp xúc với khách hàng
- trên cổng thông tin điện tử
- sổ tay hướng dẫn, website, app ứng dụng
Phân loại rác thải tại nguồn trong nhà máy
– Khác với các nhóm chất thải sinh hoạt, phân loại rác tại nhà máy cũng có sự khác nhau về tính chất rác thải
– Các loại chất thải rắn trong môi trường công nghiệp phổ biến như:
- Rác thải dạng bao bì đóng gói
- Rác thải nguy hại sắc nhọn
- Rác thải xây dựng
- Rác thải nguy hại không sắc nhọn (dạng phế phẩm)
- Rác thải điện tử
- Rác thải hữu cơ
- Rác thải công nghiệp khác còn loại
– Thùng đựng rác thải công nghiệp thường sử dụng các màu: xanh, cam, đen, vàng để chứa và phân loại rác
Trên đây là những hướng dẫn kỹ thuật cho việc phân loại rác thải tại nguồn theo từng ngành đặc thù bạn có thể tham khảo. Triển khai quyết liệt giải pháp phân nhóm chất thải theo cụm sẽ giúp quản lý và xử lý rác hiệu quả, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Để được hỗ trợ tư vấn mua thùng rác phân loại thích hợp liên hệ 0327 17 3232 ngay hôm nay !
>> Tham khảo các dòng thùng phân loại rác phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề