Rác vô cơ gồm những loại nào?

Mỗi hoạt động sinh hoạt của con người dù ít hay nhiều đều có thể sản sinh một khối lượng chất thải nhiều chủng loại khác nhau. Trong đó, nhóm rác vô cơ thuộc loại có tính nguy hại cao khi chưa có hướng xử lý an toàn. Hầu hết lượng rác hiện nay chưa được phân loại cụ thể, nhiều loại còn trộn lẫn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp đến môi trường và hệ sinh thái chung.

Rác vô cơ là loại rác gì?
Rác vô cơ là loại rác gì?

Rác vô cơ là gì?

Định nghĩa

– Là loại không chứa chất hữu cơ có nguồn gốc từ sinh vật sống hoặc không có khả năng tự phân hủy

– Nhóm rác này không thể sử dụng nữa, khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật theo cách thông thường

– Vì vậy, chúng có thể tồn tại rất lâu trong tự nhiên, có khi lên đến hơn hàng trăm năm vẫn chưa hủy hoàn toàn

Nguồn gốc

– Chất thải vô cơ được sản sinh thông qua các hoạt động của con người:

sinh hoạt, sản xuất, chế tạo, nghiên cứu..

– Cụ thể từ các nguồn như:

  • Các mặt hàng, sản phẩm dành cho tiêu dùng
  • Các hoạt động thi công, xây dựng
  • Các hoạt động kinh doanh, sản xuất công nghiệp
  • Các hoạt động dịch vụ, y tế
  • Các hoạt động vận tải về giao thông, vận chuyển, giao nhận

– Hoạt động sinh hoạt thường ngày chiếm phần lớn lượng rác này

– Chúng gần như chưa được phân loại rõ ràng

Rác vô cơ là những loại nào?

– 6 nhóm chất thải phổ biến được xếp vào loại có thuộc tính vô cơ gồm:

Nhựa

– Là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là ở đồ tiêu dùng

– Chúng được mã hóa ký hiệu theo Tiêu chuẩn quốc tế ASTM, nhằm ‘đánh dấu’ dùng cho mục đích phân loại

– Gồm:

số 1 – PETE số 2 – HDPE số 3 – PVC
số 4 – LDPE số 5 – PP số 6 – PS
số 7 – nhựa khác

– Trong đó,

  • Các loại nhựa số 3, 6 và 7 là loại không thể hoặc khó tái chế vì có chứa nhiều thành phần chất phụ gia
  • Nhựa số 1 thường ở dạng chai – hủ, có thể tái chế nhưng cần vệ sinh kỹ và không dùng lại đựng thực phầm

– Túi nilon là một loại khó phân hủy chiếm lượng khá nhiều trong chất thải vô cơ gây ô nhiễm cao

– Một số ví dụ về rác nhựa vô cơ: hộp nhựa PVC, mũ nhựa, nút chai, đồ nhựa dùng 1 lần, …

Kim loại

– Được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, sản xuất

– Một số hợp chất kim loại được dùng phổ biến hiện nay: sắt, thép, inox, gan, hợp kim, đồng, chì, nhôm

– Bao gồm trong các loại: lon nước, hộp thiếc, vụn kim loại, phế liệu kim loại, đồ dùng bằng sắt thép

– Là một loại vật liệu có khả năng tái sử dụng vô hạn

– Tái dùng nhiều lần mà không mất đi tính chất của nó

Thủy tinh

– Cũng là chất thải có khả năng tái chế vô hạn,

– Nó có thể nung nấu tạo sản phẩm mới mà không giảm chất lượng

– Một số loại rác từ chất liệu này: chai, lọ, ly, đồ trang trí, bóng đèn, đồ gia dụng bằng thủy tinh

Rác vô cơ cao su

– Được sử dụng hiện nay gồm 2 dòng là cao su tự nhiên và cao su tổng hợp

– Đây cũng là loại chất liệu có tính ứng dụng cao như: lốp xe, đồ dùng cao su, đế dép, giày, đồ chơi,…

– Chất thải vật liệu này có khả năng tái sử dụng khá kém và khá phức tạp trong khâu xử lý

Đá, cát

– Gồm các loại như gạch, đá, cát, xi măng, ….

– Loại được nung qua chủ yếu bằng đất sét như gốm sứ, gạch men, chai bình lọ,…

Các sản phẩm điện, điện tử

– Bao gồm các loại như pin, ác quy

– Các thiết bị điện như điện thoại, máy tính, tivi, tủ lạnh,đồ dùng điện tử…

Những tác động của rác vô cơ đời sống

Tác động rác thải vô cơ đến môi trường
Tác động rác thải vô cơ đến môi trường

Gây ô nhiễm môi trường

– Chính bởi đặc tính không thể phân hủy một cách tự nhiên, rác vô cơ được tích lũy lâu dần trong môi trường

  • gây ô nhiễm đất nếu sử dụng hình thức chôn lấp, khi rác vô cơ có thể tồn tại hàng trăm năm
  • nếu xử lý theo hình thức đốt gây ra hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm không khí
  • gây ô nhiễm nguồn nước khi thải trực tiếp ra biển, sống, suối,… tạo hệ lụy đến hệ sinh thái tự nhiên.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

– Thiết bị điện tử độc hại nếu chôn lấp có thể gây ngộ độc, ung thư nếu tiếp xúc hoặc ăn phải

– Chất thải có tính sắc nhọn do gãy vớ, mảnh sắc có nguy cơ gây thương tích, nhiễm trùng.

– Mảnh nhựa chưa phân hủy hoàn toàn lẫn trong cơ thể sinh vật và cơ thể con người lâu ngày khi ăn vào

Lãng phí tài nguyên

– Theo đặc tính chất thải vô cơ không thể tái chế nên lâu dần sẽ gây hao tổn đến nguồn tài nguyên

– Rác thải gia tăng nguy cơ ô nhiễm

– Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, du lịch, gián tiếp gây thiệt hại kinh tế

Thực hiện phân loại rác thải vô cơ

Thực hiện phân loại rác vô cơ - hữu cơ
Thực hiện phân loại rác vô cơ – hữu cơ

– Một giải pháp thiết thực giải quyết vấn đề ô nhiễm, giảm lượng rác vô ích là thực hiện phân loại rác tại nguồn

– Chính vì thế, người ta dần chia nhỏ rác sinh hoạt thành nhiều nhóm để có biện pháp xử lý phù hợp

– Trong đó, chất thải vô cơ được cụ thể hóa thành các nhóm gồm:

  • Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng – gọi tắt là chất thải tái chế
  • Chất thải rắn sinh hoạt còn lại – gọi tắt chất thải khác còn lại

– Ứng dụng các loại thùng phân loại rác 3 màu cho công tác phân loại rác: đỏ, vàng, xanh

– Kết hợp thực hiện đặt các loại thùng rác chia ngăn trong nhà và ngoài trời để phân loại mỗi lúc mỗi nơi

– Thực hiện phân loại rác vô cơ một cách cụ thể sẽ giúp

  • giảm lượng rác chôn lấp hay thiêu đốt
  • giảm các tác nhân gây ô nhiễm môi trường

Nếu bạn đang quan tầm về các sản phẩm thùng rác phân loại 2 ngăn, 3 ngăn,…

liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ theo thông tin:

CÔNG TY TNHH SX-TM MINH KHANG
Hotline: 0327 17 32 32
Địa chỉ: 13 Quốc Lộ 1A, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
Email: nhuaminhkhang3232@gmail.com
Website: moitruongsong.net.vn

Theo dõi kênh Minh Khang Channel để trải nghiệm chất lượng sản phẩm của chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

  • Giấy là rác vô cơ hay hữu cơ?
  • Pin là rác vô cơ hay hữu cơ?
  • Chai nhựa là rác vô cơ hay hữu cơ?
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger