[Hướng dẫn] Phân loại rác thải tại nguồn, rác sinh hoạt gia đình – rác thải y tế

Lời kêu cứu của trái đất thức tỉnh ý thức con người cần có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ môi trường. Trong đó, phân loại rác thải là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, được nhận định mang lại hiệu quả trong giảm tải lượng rác thải ‘vô dụng’, khó phân hủy – nguồn gốc ô nhiễm chính ảnh hưởng đến thiên nhiên.

Đặc biệt, quy trinh phân loại chất thải tại nguồn giữa các lĩnh vực có sự khác biệt rất rõ rệt. Vậy, đâu là cách phân loại rác thải phù hợp? Những quy định nghiêm nào cần thực hiện? Nguy cơ từ phân loại rác sai lầm?

Cách phân loại rác tại nguồn
Cách phân loại rác tại nguồn

Ý nghĩa của việc phân loại rác thải là gì?

– Có thể nói, đây là giải pháp hữu hiệu tức thời cứu lấy trái đất đang trên bờ vực ô nhiễm nặng

– Giảm lượng rác thải ảnh hưởng trực tiếp đến sự ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí

– Tận dụng lại nguồn rác thải có lợi, giảm sức ép rác vô ích thải ra môi trường

– Tiết kiệm và gia tăng nguồn nguyên liệu mới, tối ưu các chi phí vận chuyển – thu gom – xử lý

– Bên cạnh đó, phân loại rác giúp nâng cao ý thức của cộng cộng trong trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn khu phố sạch đẹp

– Phân loại rác thải giúp tạo lập thói quen sinh hoạt văn mình, đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội

Các nhóm chất thải được chia như thế nào? Có gì khác nhau?

– Căn cứ vào từng khu vực và tính chất đặc thù của mỗi loại rác, luật bảo vệ môi trường chia thành các nhóm chính sau:

Nhóm rác thải sinh hoạt

Theo Bộ tài nguyên – môi trường và luật Việt Nam, quy định rõ từng loại rác sinh hoạt và quy định mức xử phạt đối với người không phân loại rác (trích dẫn VTV)

Rác vô cơ

– Loại rác không còn bất kỳ tác dụng nào, cũng không thể tái sử dụng

– Chỉ có thể hủy đi bằng hình thức chôn lấp hoặc đốt ở khu xử lý rác thải

– Bao gồm: bao bì nhựa, túi nilon khó phân hủy, vải sợi, quần áo, BVS, đầu lọc thuốc lá, mãnh vở thủy tinh, găng tay cao su, đệm, gòn, …

– Đồ dùng điện tử, pin, tivi, tủ lạnh cũ, các loại máy móc không thể sử dụng,…

– Biểu tượng phân loại rác vô cơ:

Biểu tượng vô cơ còn lại
Biểu tượng vô cơ còn lại

Rác hữu cơ

– Loại rác thải dễ phân hủy hoặc chuyển hóa thành chất khác mang lại lợi ích môi tường

– Thường dùng để làm phân bón cho cây trồng, thức ăn cho vật nuôi, mùn xốp cho đất, …

– Gồm các loại: thực phẩm hư hỏng như thịt, cá, rau, củ, quả,…; lá, vỏ cây hư; bã cà phê, bã trà; thức ăn thừa,,..

– Biểu tượng phân loại rác hữu cơ:

Biểu tượng hữu cơ
Biểu tượng hữu cơ

Rác tái chế

– Loại rác thải khó phân hủy nhưng có khả năng tái chế sử dụng cho mục đích khác

– Mục đích chuyển lượng rác thải ‘vô ích’ thành lượng rác ‘có ích’, giảm sự ‘tàn phá’ với môi trường

– Bao gồm: hộp giấy carton, lon, nắp chai, chai nhựa, giấy tập, ….

– Biểu tượng phân loại rác tái chế:

Biểu tượng tái chế
Biểu tượng tái chế

Nhóm rác thải y tế

Rác thải thông thường

– Thuộc nhóm rác thải sinh hoạt nhưng nguồn gốc xuất phát từ các cơ sở y tế

– Có tính chất gần giống với loại rác thải sinh hoạt, nhưng không có khả năng lây nhiễm

– Phân loại rác thải y tế thông thường xuất phát từ loại rác do người nhà bệnh nhân, y bác sĩ sinh hoạt thường.

– Biểu tượng rác thải thông thường:

Rác thông thường
Rác thông thường

Rác thải lây nhiễm

– Loại rác thải có khả năng lây nhiễm, nguồn chất thải có thể là nguồn gốc mầm bệnh

– Chất thải nguy hại lây nhiễm chủ yếu từ nội bộ các cơ sở y tế như bông băng gạc của người bệnh

– Ngoài ra, nó còn bao gồm kim tiêm, kim truyền dịch, bông, băng, gạc có dính máu hoặc dịch thể, các dụng cụ chứa mẫu xét nghiệm, mô tế bào, biểu bì, xác động vật,…

– Biểu tượng phân loại rác lây nhiễm:

Logo lây nhiễm
Logo lây nhiễm

Rác thải nguy hại không lây nhiễm

– Nhóm rác thải có tính độc hại, nguy hại, gây độc tế bào,… nhưng không có khả năng lây nhiễm

– Khác với các loại khác, nguồn gốc loại chất thải này thường đến từ các loại thiết bị là chủ yếu

– Bao gồm: dược phẩm thải nhóm gây độc tế bào, nhóm có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất,

– Hoặc các thải như chất hàn răng amalgam thải bỏ, thiết bị y tế vỡ, vật tư đã qua sử dụng chứa thủy ngân và các kim loại nặng,…

– Biểu tượng phân loại rác nguy hại:

Logo nguy hại
Logo nguy hại

Rác thải y tế có thể tái chế

– Tương tự với rác sinh hoạt, trong y tế cũng có nhóm rác thải có khả năng tái sử dụng

– Bao gồm rác thải không nằm trong danh mục rác nguy hại hay lây nhiễm mà có thể tái chế, lọ thuốc, hộp giấy, …

– Biểu tượng phân loại rác tái chế:

Logo tái chế
Logo tái chế

Nhóm rác thải công nghiệp

Chất thải nguy hại

– Loại rác thải có thành phần độc hại cao có ở thể rắn, lỏng và cả khí

– Tính chất loại chất thải nguy cơ gây cháy nổ cao, và cực kỳ độc hại nếu hít phải khí

– Thường có ở các loại thùng chứa xi mạ, pin, chất phụ gia, dầu nhớt thải

– Biểu tượng phân loại chất thải nguy hại:

Biểu tượng tái chế
Biểu tượng tái chế

Chất thải không nguy hại

– Loại chất thải không độc hại với con người, cũng như không có tính lây nhiễm

– Đặc tính hóa học thấp, không tạo cháy nổ và có khả năng tái sử dụng

–Bao gồm các thiết bị chứa như thùng phuy nhựa, thùng phuy sắt, can nhựa, tank nhựa IBC, …

Quy trình thực hiện phân loại rác thái từ ngành

Từng nhóm chất thải đặc tính riêng biệt sẽ có cách phân loại rác phù hợp, đạt hiệu quả cao, chia thành:

Hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà

Bước 1: người dùng cần nắm rõ đặc tính của từng loại rác thải (vô cơ, hữu cơ, tái chế)

Bước 2: nên trang bị thùng rác phân loại – thùng rác 2 ngăn trong nhà (40 lít), tăng hiệu suất phân loại từ nơi và thời điểm phát sinh rác

*** Lưu ý, nên phân loại pin tiểu các loại với nhóm rác khác, vì loại này có nguy cơ ô nhiễm cao, thời gian phân hủy dài

Bước 3: đổ và vận chuyển rác thải đến điểm tập trung làm sạch, phân loại hoặc ép cục

Bước 4: xử lý mỗi nhóm rác thải theo phương pháp cụ thể mang lại hiệu quả

  • Rác thải hữu cơ: có thể giữ lại để ủ phân chuyển hóa sử dụng cho đất để bón cây
  • Rác thải vô cơ: đưa về khu xử lý tập trung dùng các hình thử để tiêu hủy (đốt, chôn, lắp,…)
  • Rác thải tái chế: tái sử dụng các lon, chai, lọ, giấy bìa, carton,… cho mục đích sử dụng khác

Hướng dẫn cách phân loại rác thải y tế trong bệnh viện đúng cách

Bước 1: trang bị 4 nhóm thùng rác màu vàng, xanh, trắng, đen tương ứng với 4 nhóm chất thải y tế

Bước 2: loại rác thải phải được chứa trong túi rác y tế (thường là túi nhựa PP) có sức chứa lớn hơn thùng

Bước 3: phân loại chất thải y tế tại ngay tại nơi và thời điểm phát sinh, được chứa cụ thể như sau:

  • Thùng rác y tế màu vàng: chứa chất thải lây nhiễm
  • Thùng rác y tế màu xanh: chứa chất thải sinh hoạt
  • Thùng rác y tế màu đen: chứa chất thải nguy hại
  • Thùng rác y tế màu trắng: chứa chất thải tái chế

Bước 4: rác thải được chứa không quá vạch mức quy định, thu gom và xử lý khi đã đầy (nhất là nhóm rác thải nguy hại có nguy cơ lây nhiễm)

Bước 5: tập hợp và vận chuyển nhóm rác thải riêng biệt để có giải pháp xử lý phù hợp

*** Lưu ý, hạn chế việc rò rỉ chất thải dạng lỏng trong quá trình thu gom, túi đựng buộc kín, nắp thùng rác kín

>> Xem thêm: Các loại thùng rác y tế thông dụng thường được dùng trong bệnh viện

Hướng dẫn cách phân loại rác thải công nghiệp tại khu công nghiệp

Bước 1: xác định đặc tính của nhóm rác thải nguy hại về khả năng ăn mòn của nó (về tính cháy, tính ăn mòn, tính phản ứng, tính độc hại)

Bước 2: trang bị loại thùng rác phù hợp tại các khu vực ít có nguy cơ gây cháy nổ, thường sử dụng là thùng rác màu đen

*** Lưu ý: để phân biệt rác thải công nghiệp nguy hiểm với các loại thường khác, thân thùng rác phải có dấu hiệu rác thải sẽ chứa để tránh sự nhầm lẫn

Bước 3: thu gom và vận chuyển chất thải đến khu vực tập kết trung gian, phân loại tiến hành xử lý

Bước 4: nhóm rác thải có khả năng tái chế, được tái thiết lập chuyển hóa sử dụng thành công dụng khác

>> Xem thêm: Mẫu thùng rác đặc dùng dùng chứa chất thải công nghiệp

Công cụ hỗ trợ cho công tác phân loại rác tại nguồn thông dụng

– Phân loại chất thải trực tiếp tại địa điểm và thời gian tạo rác không phải một điều quá khó khăn khi có thể thực hiện ngay tại nhà

– Công cụ cần trang bị là các loại thùng rác nhựa nhiều kiểu như:

– Với lượng rác thải lớn và nhiều, rác ở các cơ quan y tế, rác ở các khu công nghiệp thường sử dụng loại thùng rác lớn, quy định màu sắc thùng chứa rác

> >Xem thêm: 101 câu hỏi liên quan thùng rác công cộng

Phân loại rác thải là trách nhiệm của toàn nhân loại, ngọn đèn sáng giúp cứu lấy trái đất thoát khỏi sự ô nhiễm do hệ quả phát triển loài người

Nhấc máy và gọi đến chúng tôi ngay theo đường dây nóng 📱 0327 17 3232
Hoặc địa chỉ xem hàng 👉 13 Đường TA07, Kp 1, P. Thới An, Q12. Tp HCM
Yêu cầu báo giá qua✉️ linhnguyen.nhuacn.mkc@gmail.com

Theo dõi các tin tức mới nhất tại đây

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger