Nhà vệ sinh công cộng là nơi khiến nhiều người lo ngại tiếp xúc khi nhắc đến, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ trở thành nguồn lây lan dịch bệnh. Vì đây là khu vực công cộng có đông người ra vào nên dễ sản sinh vi khuẩn nếu không vệ sinh đúng cách. Dưới đây là một vài mẹo mà Minh Khang gợi ý để giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân
1.Phòng nhà vệ sinh công cộng sạch
– Nên tìm buồng vệ sinh sạch nhất để sử dụng giúp hạn chế các nguy cơ chạm hay tiếp xúc
– Theo nghiên cứu, có hơn 80% người thường bỏ qua phòng đầu tiên ngay cửa ra vào.
– Do đó, phòng vệ sinh công cộng đầu tiên từ cửa ra vào
– Khả năng cao sẽ đảm bảo vệ sinh hơn với các phòng còn lại
2.Không đặt đồ dùng lên sàn
– Điều cần lưu ý khi sử dụng nhà vệ sinh là không nên đặt bất kỳ vật dụng cá nhân nào lên sàn
– Bởi dù trông có vẻ ‘sạch’ vẫn tồn động nguy cơ vi khuẩn, bụi bẩn bám lên mặt sàn
– Chính vì thế, khi vào đây, chúng ta
- nên hạn chế tối đa nhất mang các vật dụng cá nhân vào,
- hoặc ít nhất nên treo đồ dùng lên móc cửa
3.Không chạm tay
– Khi bước vào khu vực vệ sinh chung, thật không dễ dàng để không chạm tay vào bất kỳ vật dụng nào trong đó
– Tuy nhiên, nếu có thể hãy hạn chế tiếp xúc bàn tay hoặc ngón tay lên bề mặt dụng cụ trong nhà vệ sinh
– Chẳng hạn như nút bấm bồn cầu, trước khi sử dụng bạn nên phủ lên bề mặt chúng một lớp khăn giấy hoặc quấn vào ngón tay rồi nhấn xã
4.Đeo khẩu trang đến nơi nhà vệ sinh công cộng
– Hầu hết, việc đeo khẩu trang khi dùng nhà vệ sinh hay bị mọi người bỏ qua, không mấy quan tâm
– Việc đeo khẩu trang sẽ giúp bảo vệ bạn tránh xa các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
– Khi xã nước, bạn cũng nên quay lưng để tránh vi khuẩn bị đẩy từ lực nước xả bám lên cơ thể
– Sau khi ra khỏi nhà vệ sinh, chiếc khẩu trang cũng nên được loại bỏ ngay vào thùng rác công cộng bên ngoài, không nên dùng tiếp tục
5.Mang theo giấy vệ sinh riêng
– Một mẹo vặt nhỏ để giúp bạn thoát rơi vào các tình huống ‘oái oăm’ chẳng hạn như
hết giấy vệ sinh
không có vòi xịt
– Hãy luôn chuẩn bị sẵn loại khăn giấy ướt hoặc khô
khi vào nhà vệ sinh phòng những trường hợp như thế này
– Dù là loại giấy vệ sinh nào bạn cũng nên luôn nhớ vứt chúng vào thùng rác nhựa hoặc inox bên trong đều được
6.Lót chỗ ngồi bồn cầu
– Khi dùng phòng vệ sinh, chủ yếu là nữ đều khá ngại tiếp xúc với bề mặt thành bồn cầu.
– Khu vực này dễ là nơi trú ẩn của các loại vi khuẩn sinh sôi
– Bạn có thể sử dụng giấy để lót lên bệ ngồi, tạo 1 lớp màn chắn giữa da và mặt bồn cầu hạn chế tiếp xúc tối đa
– Nếu thường xuyên phải ra ngoài và mức độ sử dụng nhà vệ sinh chung khá cao
– Bạn có thể mua loại miếng bọc bồn cầu dùng 1 lần trên các sàn thương mại điện tử để sử dụng
– Và sau đó, bạn có thể vứt chung chúng vào thùng rác nhà vệ sinh được đơn vị đặt trước đó
7.Chuẩn bị nước rửa tay
– Một mẹo nữa cũng tiện lợi không kém rằng bạn nên trang bị riêng cho mình nước rửa tay cá nhân
– Không phải lúc nào khi vào toilet công cộng sẽ có xà bông rửa tay để làm sạch
– Mang theo nước rửa tay cũng là giải pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân
– Không chỉ được dùng trong toilet mà còn bất cứ nơi nào ngoài trời
8.Rửa tay ít nhất 20 giây sau khi dùng nhà vs công cộng
– Cũng theo các nhà nghiên cứu khuyến cáo,
=> nên rửa tối thiểu 20 giây khi rửa tay với xà phòng
=> thời gian hiệu quả để loại bỏ virus
– Nếu có thể, nên kết hợp việc rửa tay với nước ấm từ 70°C giúp tiêu diệt virus một cách hoàn toàn.
– Nên nhớ rửa tay ngay sau khi sử dụng toilet dù bất kỳ trường hợp nào
9.Không dùng mấy sấy trong nhà vệ sinh công cộng
– Một khảo sát cho thấy nhiều người thường dùng máy sấy khô tay sau khi rửa, nhưng điều này không đúng
– Đừng sử dụng máy sấy thay vào đó hãy sử dụng khăn giấy khô để lau tay, chúng thường được đặt sẵn khác với loại trong buồng VS
– Việc sử dụng máy sấy khô có thể tạo điều kiện cho các loại virus bám lại vào tay
10.Không dùng điện thoại
– Một lỗi sai thường gặp phải ở nhiều người khi sử dụng WC công cộng là mang điện thoại cá nhân vào cùng
– Khi dùng điện toại trong toilet VS sẽ tăng nguy cơ vi khuẩn bám trên điện thoại
– Và hơn hết, đây là thiết bị điện tử lại không được rửa
– Mầm bệnh này sẽ trở thành mối họa khi chạm rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng
11.Không chạm tay nắm cửa
– Một vị trí nữa bạn cũng nên lưu ý khi dùng nhà vệ sinh công cộng chính là phần tay nắp cửa
– Thông thường, đây là nơi tiếp xúc của tay đầu tiên khi sau khi dùng nhà vs,
nơi tụ tập của vi khuẩn chưa bị loại bỏ
– Chính vì thế, để tránh chạm, bạn nên sử dụng giấy để bọc tay nắm rồi hẳn mở cửa
12.Rủ người đi cùng đến nhà vệ sinh công cộng
– Nếu có thể, hãy rủ một người bạn của bạn đi chung vào nhà VS đặc biệt là nơi vắng vẻ
– Điều này giúp bạn tránh các tình huống nguy cơ có thể xảy ra tại nơi công cộng như:
- Hết giấy hết nước
- Kẹt cửa không mở được
- Có kẻ xấu dở trò
Trên đây là 12 mẹo khi đi nhà vệ sinh công cộng mà Minh Khang muốn chia sẻ với đọc giả để phần nào giúp bạn cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Hãy thử và chia sẻ mẹo này với mọi người nếu bạn thấy hữu ích. Xin chào!